Chế độ ăn Lợn rừng lai

Khẩu phần

Thức ăn cho lợn rừng lai dễ tìm kiếm trong tự nhiên như lục bình, mía cây, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh, thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây..), muối khoáng (tro bếp, đất sét). Nhìn chung, thức ăn gồm có thức ăn xanh tươi (cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh v.v..), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng (tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm). Lợn rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn. Thức ăn cho Lợn rừng chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, chuối cây, cỏ bắp (chiếm khoảng 60 - 70% thành phần thức ăn) và một phần cám gạo.

Thức ăn của Lợn rừng chủ yếu là thực vật do đó trong khi nuôi, không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho chất lượng của Lợn rừng bị biến đổi và đôi khi lợn lại bị bệnh tiêu chảy. Lợn ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho Lợn uống tự do. Không nên sử dụng nhiều thức ăn tinh mà chủ yếu sử dụng các loại thức ăn xơ như các loại rau, quả, củ để tránh hiện tượng Lợn mập. Các loại rau cỏ nói chung (cỏ tự nhiên hoặc cỏ trồng), các thứ rau (rau lang, rau muống), thân cây mềm (cây chuối), lá cây, cỏ họ đậu gọi chung là thức ăn xanh. trong thức ăn xanh có nhiều chất dinh dưỡng (Protein và Vitamine) giúp Lợn rừng lai mau lớn.

Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng lai thông thường là 50% rau củ, quả, 50% cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sángchiều, một lợn lai trưởng thành mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2–3 kg thức ăn các loại. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn uống[17] Thức ăn cho Lợn rừng lai do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố do đó ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho Lợn. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g đất sét vừa đủ 3 kg) cho Lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày.

Chế độ

Chế độ ăn cho Lợn phải được nghiên cứu kỹ, thay đổi khẩu phần hằng ngày cho phong phú, tốt nhất là trồng ngay trong trang trại. Cho ăn phải đúng giờ, mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều; ngoài ra còn phải có đủ nguồn nước sạch. Khi chăn nuôi lợn rừng, phải điều chỉnh sao cho mỗi tháng lợn chỉ tăng từ 2 – 2,5 kg/con, nếu ít hơn thì lợn sẽ bị gầy, còn nếu nhiều hơn thì thịt sẽ nhiều mỡ, mất đi độ dai, giòn. Thức ăn thì thường là bắp, sắn mì tươi, cám trộn tấm, không cho ăn gạo và mì lát vì tinh bột cao dễ khiến Lợn rừng lai trở thành... lợn sề nhiều mỡ[18]

Lợn con một tuần tuổi cần được tiêm chích để bổ sung chất sắt, khi đến 1 tháng tuổi thì cho Lợn con tập ăn thức ăn tinh, nên được nấu chín để dễ hấp thụ. Khi được 2 tháng tuổi, Lợn con sẽ được tách mẹ và đưa sang chuồng rộng nối liền với sân vườn. Giai đoạn 1 tháng trước khi sanh, Lợn mẹ cần được cung cấp đầy đủ và ổn định thức ăn tinh để tránh tình trạng Lợn con sinh ra bị xù lông, đổ ghèn, tiêu chảy, đi xiêu vẹo 2 chân sau…. Lợn con một tuần tuổi cần chích bổ sung sắt. Một tháng tuổi thì tập lợn con ăn bằng thức ăn tinh. Đến 1.5 tháng tuổi thì tách mẹ. Sau khi tách mẹ (1.5 đến 2 tháng tuổi), giai đoạn này rất quan trọng để Lợn con hình thành bộ khung, sức đề kháng để phát triển tốt. Chế độ cho ăn được anh nghiên cứu kỹ, đúng giờ và thay đổi thường xuyên. Ngoài ra cung cấp nước uống đầy đủ, sử dụng nước sạch cho Lợn uống.[19]

Lợn đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh từ 1 - 2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do. Lợn mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Ngày Lợn đẻ có thể cho Lợn ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa. Lợn con được 1,5 - 2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường.

Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều, một Lợn rừng lai trưởng thành nặng 30 kg mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2–3 kg thức ăn các loại. Ngoài ra cần phải cung cấp nước uống đầy đủ, nên sử dụng nguồn nước sạch đã qua khử trùng. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn và thay nước trong hồ. Lợn ăn thức ăn xanh tươi nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho Lợn uống tự do. Nước không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Lợn, nhất là khi thời tiết nắng nóng. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn dư thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống[20].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lợn rừng lai http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/tinh-huon... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghie... http://baophutho.vn/kinh-te/201410/lam-giau-tu-lon... http://baoquangngai.vn/channel/2025/201003/nuoi-lo... http://baoquangngai.vn/channel/2025/201207/Tay-Tra... http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/116311/nguoi-... http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/thi-truong-... http://baogialai.com.vn/channel/722/201408/ho-tro-... http://www.baotuyenquang.com.vn/chuyen-de/nguoi-to... http://www.baoyenbai.com.vn/12/44554/Yen_Bai_Nuoi_...